[Nguyenthanhha.info] – Chúng ta thường quen thuộc với các khái niệm như sáng chế, đăng ký và bảo hộ sáng chế, nhưng thường ít chú ý đến một khía cạnh quan trọng khác, đó là Giải pháp Hữu ích (GPHI). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng về quá trình bảo hộ GPHI tại Việt Nam, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan sâu hơn về việc bảo vệ loại đối tượng này theo quy định của pháp luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT). Điều này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách áp dụng và lựa chọn phù hợp để tối ưu hóa khả năng nhận được Văn bằng Bảo hộ (VBBH) độc quyền. Cùng SBLAW tìm hiểu chi tiết giải pháp hữu ích là gì? Thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích.

Giải pháp hữu ích là gì?

Các thuật ngữ và cơ chế bảo hộ cho Giải pháp Hữu ích (GPHI) thường thay đổi tùy theo quy định của pháp luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) của từng quốc gia. Tên phổ biến nhất được sử dụng bởi Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) và nhiều quốc gia là “mẫu hữu ích” (utility model), bên cạnh đó còn có các thuật ngữ khác như sáng chế hữu ích, sáng chế nhỏ, sáng chế ngắn hạn, sáng chế bổ sung… Mặc dù không có định nghĩa chung mang tính phổ quát về GPHI trên toàn cầu, nhưng có thể nhận diện đối tượng này qua một số đặc điểm như yêu cầu bảo hộ thấp hơn, linh hoạt hơn so với sáng chế, thường là cải tiến nhỏ hoặc biến thể phù hợp đối với sản phẩm, quy trình đã biết và thời gian bảo hộ ngắn hơn, thường là từ 6-10 năm.

Ở Việt Nam, “Giải pháp Hữu ích” là thuật ngữ chính thức, phản ánh đúng bản chất và đặc điểm của đối tượng này theo luật SHTT. GPHI được định nghĩa là “giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật tại Việt Nam, có khả năng áp dụng trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện tại” (khoản 2 Điều 4 của Pháp lệnh về bảo hộ sở hữu công nghiệp (SHCN) của Hội đồng Nhà nước năm 1989). Đến năm 1995, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự, định nghĩa GPHI được điều chỉnh thành “giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội” (Điều 783).

Dù không còn được bảo hộ riêng biệt dưới hình thức một đối tượng SHCN, GPHI vẫn được bảo vệ dưới dạng sáng chế và được cấp Bằng độc quyền GPHI, với định nghĩa “giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên” (Điều 4.12 của Luật SHTT) và các điều kiện bảo hộ như: không phải hiểu biết thông thường, có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 58.2 của Luật SHTT).

Giải pháp hữu ích là gì

Giải pháp hữu ích là gì

Cách thức chủ đơn nên áp dụng đăng ký GPHI

Để tối ưu hóa thời gian thẩm định, chủ đơn có thể sử dụng các nguồn thông tin như tra cứu đánh giá khả năng cấp Văn bằng Bảo hộ trước khi nộp đơn, kết quả thẩm định các đơn đồng dạng nộp tại nước ngoài hoặc báo cáo sơ bộ quốc tế về khả năng cấp bằng, kèm theo sự đánh giá của chủ đơn và các tác giả sáng chế về giải pháp kỹ thuật của họ dựa trên các đối chứng được viện dẫn. Nếu thấy giải pháp kỹ thuật không đáp ứng trình độ sáng tạo, chủ đơn có thể lựa chọn nộp đơn yêu cầu cấp Bằng Độc quyền GPHI để rút ngắn thời gian được cấp bảo hộ.

Phần lớn chủ đơn thường sẽ ưu tiên hình thức cấp bằng Độc quyền Sáng chế, với thời hạn hiệu lực lên đến 20 năm. Trong trường hợp giải pháp kỹ thuật không đáp ứng “trình độ sáng tạo” theo kết quả thẩm định của Cục SHTT, chủ đơn có thể lựa chọn lập luận phúc đáp hoặc không kèm sửa đổi đơn để đáp ứng “trình độ sáng tạo”. Nếu phúc đáp không khả quan, chủ đơn cần chuẩn bị phương án dự phòng bằng cách nộp yêu cầu chuyển đổi loại hình bảo hộ để được cấp Bằng Độc quyền GPHI.

Một ví dụ cụ thể có thể giúp hiểu rõ hơn về cách áp dụng này. Đơn yêu cầu cấp Bằng Độc quyền Sáng chế số 1-2019-01079 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được nộp vào ngày 04/03/2019, nói về chủng vi khuẩn lactic chịu mặn Tetragenococcus halophilus V7-3 có khả năng tạo hương vị đặc trưng nước mắm. Tuy giải pháp này giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình ủ tạo hương cho nước mắm và giảm hàm lượng đạm thối, nhưng không đáp ứng được điều kiện về “trình độ sáng tạo”. Sau khi nhận được kết quả từ Cục SHTT, chủ đơn đã nộp yêu cầu chuyển đổi đơn thành đơn yêu cầu cấp Bằng Độc quyền GPHI. Đơn này sau đó đã được cấp Bằng Độc quyền GPHI vào ngày 25/07/2021.

Nhìn chung, sáng chế và GPHI, mặc dù có thể coi là hai đối tượng khác nhau, nhưng cũng có thể xem như một, vì cả hai đều là hình thức bảo hộ cho cùng một giải pháp kỹ thuật tiên tiến. Điều quan trọng là chủ đơn cần lựa chọn loại hình bảo hộ phù hợp để tối ưu hóa khả năng được cấp Bằng Văn bằng Bảo hộ độc quyền.

Thủ tục đăng ký đăng ký giải pháp hữu ích

Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích và sáng chế tương tự nhau, với điểm khác duy nhất là sáng chế được đánh giá có tính sáng tạo. Vì vậy, quy trình đăng ký giải pháp hữu ích tương tự như đăng ký sáng chế. Nếu đối tượng chỉ có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp, sẽ được cấp bằng giải pháp hữu ích; nếu có thêm tính sáng tạo, sẽ được cấp bằng sáng chế. Tính sáng tạo được đánh giá theo Mục 25.6 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Lưu ý: Bằng độc quyền sáng chế có giá trị cao hơn so với bằng giải pháp hữu ích.

Thành phần hồ sơ:

Các tài liệu bắt buộc:

  • 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 02/SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 02 Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bao gồm Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có);
  • 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích, không quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và có thể bổ sung sau;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Các tài liệu khác (nếu có):

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Nơi nộp hồ sơ:

  • Tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ, 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Tại Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.
  • Tại Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời hạn giải quyết:

  • Công bố đơn: Muộn nhất là 19 tháng;
  • Thẩm định hình thức: 01 tháng;
  • Thẩm định nội dung: 18 tháng.

Lệ phí đăng ký

Danh mục phí, lệ phí Mức thu (nghìn/đồng)
Lệ phí nộp đơn 120
Lệ phí cấp văn bằng 150
Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Phí thẩm định hình thức bằng 20% mức thu, phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu 900
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định 600
Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp 120
Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp 120
Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế 300

Do đó, bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ được cấp cho các sản phẩm và quy trình có tính mới và khả năng ứng dụng. Tuy nhiên, giá trị của bằng độc quyền giải pháp hữu ích thường ít hơn so với bằng độc quyền sáng chế

Tham khảo thêm >> Dịch vụ Đăng ký sáng chế tại SBLAW

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://www.wipo.int/patents/en/topics/utility_models.html, accessed 25 June 2023.
  2. Cục SHTT (2021), Báo cáo thường niên hoạt động SHTT năm 2021.
Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin chung và không nhằm mục đích cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cụ thể nào. Các quy định pháp luật được trích dẫn trong nội dung bài viết có hiệu lực tại thời điểm đăng, nhưng có thể đã thay đổi vào thời điểm đọc của bạn. Do đó, chúng tôi khuyến nghị luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Mọi vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến địa chỉ baohothuonghieu@sblaw.com.vn.

SBLAW là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến sở hữu trí tuệ. Hãy tham khảo về các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi qua địa chỉ email baohothuonghieu@sblaw.com.vn.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Luật sư Nguyễn Thanh Hà là 1 trong các luật sư uy tín tại Hà Nội và đã có kinh nghiệm trên 15 năm hành nghề luật sư. Hiện luật sư Hà đang là chủ tịch công ty luật SBLAW. LS Nguyễn Thanh Hà đã đạt được nhiều bằng cấp và giải thưởng danh giá trong ngành luật như Legal500,..

Chuyển đến thanh công cụ

Chat Zalo: 0904340664