Đầu tiên, bạn cần tiến hành nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, có thể nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện. Sau khi đơn được chấp nhận, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ thẩm định hình thức đơn và công bố nó trên Công báo Sở hữu Công nghiệp. Tiếp theo, hồ sơ của bạn sẽ được đánh giá nội dung để xác định khả năng bảo hộ, và cuối cùng, Cục sẽ đưa ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định tại Điều 4, Khoản 13 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đã được sửa đổi năm 2022, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức tạp. Kiểu dáng này có thể được thể hiện thông qua hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này và phải có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng chức năng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức tạp.

Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, để có đủ điều kiện bảo hộ một kiểu dáng công nghiệp thì phải có tính mới, tính sáng tạo và ứng dụng công nghiệp.

– Một kiểu dáng công nghiệp được cho là mới:

Nếu nó khác biệt rõ ràng với các kiểu dáng công nghiệp khác mà đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn  đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Một kiểu dáng công nghiệp được cho là có tính sáng tạo:

Nếu dựa trên kiểu dáng công nghiệp đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn  đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp không thể dễ dàng được tạo ra bởi 1 người với kiến thức trung bình về nghệ thuật.

– Một kiểu dáng công nghiệp được cho là có tính ứng dụng công nghiệp:

Nếu nó có thể được sử dụng như là 1 mô hình cho sản xuất hàng loạt các sản phẩm với hình dáng bên ngoài  thể hiện rõ được kiểu dáng công nghiệp đó bằng các phương pháp công nghiệp hoặc thủ công.

Những kiểu dáng không được bảo hộ

– Những đặc điểm sau làm kiểu dáng công nghiệp không đủ điều kiện để bảo hộ:

+ Hình dáng bên ngoài của 1 sản phẩm cần có đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.

+ Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng công nghiệp.

+ Hình dáng sản phẩm vô hình trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

– Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ. Nếu người nộp đơn chọn nộp đơn qua đại diện, thì các tài liệu yêu cầu gồm:

  1. Giấy uỷ quyền của người nộp đơn; không cần công chứng và/hoặc chứng nhận hợp pháp (cần lúc nộp đơn; bản fax cũng được chấp nhận miễn là bản gốc được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn);

– Giấy tờ này phải có chữ ký của người nộp đơn nếu là cá nhân hoặc là người đại diện cho người nộp đơn, nếu là tư cách pháp nhân phải có con dấu (nếu có). không cần công chứng và/hoặc chứng nhận hợp pháp.

  1. Sáu (06) bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN gồm ảnh chụp hay bản vẽ mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới và hình phối cảnh của kiểu dáng công nghiệp. Kích thước ảnh chụp hoặc bản vẽ không lớn hơn 210 x 297 mm, và không nhỏ hơn 90 x 120 mm (yêu cầu nộp đồng thời với đơn);

– Chú ý nếu một kiểu dáng được áp dụng cho 1 phần của hàng hoá, ảnh chụp/ bức vẽ phối cảnh của hàng hoá phải chỉ rõ phần được yêu cầu.

– Trong trường hợp kiểu dáng có độ phức tạp cao, cần một bản vẽ mặt cắt ngang ở vị trí thích hợp. nếu một hàng hoá mà kiểu dáng được áp dụng như là  một cái nắp hoặc có thể mở ra được (ví dụ tủ lạnh, tủ quần áo hoặc vali), cần bản vẽ/ảnh chụp hàng hoá ở vị trí mở.

  1. Bản sao chứng nhận đơn đầu tiên và bản dịch tiếng Anh, nếu Công ước Pari yêu cầu  (tài liệu này có thể nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn).
  2. Hợp đồng chuyển nhượng Quyền ưu tiên (áp dụng trong trường hợp Người nộp đơn không đồng thời là người đã nộp đơn ưu tiên. Tài liệu này có thể được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn);

– Tài liệu này được các bên ký và đóng dấu (nếu có). không cần công chứng và/hoặc chứng nhận hợp pháp.

  1. Bản sao mô tả kiểu dáng công nghiệp chỉ rõ tính mới lạ và là một tác phẩm nghệ thuật đầu tiên (cần lúc nộp đơn);

Lưu ý: hợp đồng chuyển nhượng quyền ưu tiên từ người thiết kế cho người đăng ký (người thiết kế và người  đăng ký khác nhau ),theo luật kiểu dáng hiện hành không bắt buộc tại thời điểm nộp đơn. Tuy nhiên Cục sở hữu trí tuệ Việt (NOIP) bảo lưu quyền yêu cầu người nộp đơn nộp tài liệu này trong trường hợp  NOIP có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tính hợp pháp của người đăng

– Thông tin

+ Họ tên, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn và người thiết kế;

+ Ngày nộp đơn, số đăng ký và quốc gia của đơn đăng ký trước mà quyền ưu tiên Công ước Pari yêu cầu.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, để đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn (quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc từ chối chấp nhận đơn).

  • Trong trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, chi tiết lý do và thiếu sót, đồng thời xác định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa. Nếu không có sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi quyết định chấp nhận đơn hợp lệ được đưa ra, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo điều kiện bảo hộ (tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), từ đó xác định phạm vi bảo hộ.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  • Trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn thanh toán phí, lệ phí đầy đủ và đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Thông tin được ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Dịch vụ đăng ký kiếng dáng công nghiệp của SBLAW

Công ty chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

  1. Tra cứu thông tin về việc sử dụng và Đăng ký Bảo hộ Kiểu dáng Công nghiệp tại Việt Nam và quốc tế.
  2. Tư vấn và đánh giá khả năng sử dụng, Đăng ký Bảo hộ Kiểu dáng Công nghiệp.
  3. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp Văn bằng Bảo hộ Kiểu dáng.
  4. Nghiên cứu và đánh giá vi phạm quyền Kiểu dáng Công nghiệp.
  5. Thực thi quyền Kiểu dáng Công nghiệp: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện.
  6. Đàm phán, soạn thảo, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu Kiểu dáng Công nghiệp.

Đây là toàn bộ thông tin quan trọng về Đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp mà quý khách có thể quan tâm. SBLAW cam kết cung cấp dịch vụ Đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp trọn gói, uy tín và chuyên nghiệp nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0904 340 664 nếu quý khách có nhu cầu về dịch vụ.

Tham khảo thêm » Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Luật sư Nguyễn Thanh Hà là 1 trong các luật sư uy tín tại Hà Nội và đã có kinh nghiệm trên 15 năm hành nghề luật sư. Hiện luật sư Hà đang là chủ tịch công ty luật SBLAW. LS Nguyễn Thanh Hà đã đạt được nhiều bằng cấp và giải thưởng danh giá trong ngành luật như Legal500,..

Chuyển đến thanh công cụ

Chat Zalo: 0904340664