Mời quý vị đón đọc tại đây:
Hoa Kỳ, Nhật Bản và 10 quốc gia khác trong vành đai Châu Á Thái Bình Dương, đại diện cho 40% nền kinh tế toàn cầu, đã đạt một thoả thuận vào ngày thứ 2 về việc ký kết một thoả thuận thương mại lớn nhất trong gần 2 thập kỷ qua.
Đây là 7 điều mà bạn nên biết về Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP).
1. TPP có nhiều ý nghĩa về địa chính trị cũngnhư ý nghĩa về thương mại.
Được đề cập như một “xương sống về kinh tế” của chính sách xoay trục về châu Á của chính quyền Obama, mục tiêu của Mỹ và Nhật Bản là vượt lên Trung Quốc, quốc gia không nằm trong TPP, và cũng tạo ra một khu vực kinh tế trong vành đai Châu Á Thái Bình Dương mà có thể cân bằng với sức mạnh kinh tế với Bắc Kinh. TPP cũng nhằm tạo ra các luật lệ cho kinh tế toàn cầu vào thế kỷ 21 từ việc dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới cho đến việc các doanh nghiệp nhà nước được cạnh tranh quốc tế.
Tổng Thống Obama đã phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng liên hợp quốc vào tuần trước như sau:“Chúng ta có thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua trao đổi thương mại bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn”.
Ông Obama nói tiếp “Và cái mà chúng ta đang làm đó là thông qua Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương – một thoả thuận thương mại đại diện gần 40% kinh tế toàn cầu, một thoả thuận mà sẽ mở ra những thị trường mới trong khi vẫn thúc đẩy việc bảo hộ quyền của người lao động và bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững”
2. Trung Quốc không nằm trong TPP. Nhưng có thể là thành viên trong tương lai.
Trong quá khứ, TPP được đề cậpnhư là một động thái của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, quan điểm này tại Washington đã được mềm hoá trong những năm gần đây.
Trung Quốc nêu quan điểm rằng họ đang theo dõi sự diễn tiến của TPP một cách cẩn trọng và tham gia vào quá trình đàm phán theo cách riêng của họ. Nhiều người trong cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ cảm thấy một sự hứa hẹn thực sự của TPP khi nó mở ra cho những quốc gia khác tham gia, đặc biệt là Trung Quốc.
Những thành viên hiện tại của TPP là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng một triển vọng mở ra là có them nhiều nền kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Phillipin và và châu Mỹ La Tinh như Comlumbia sẽ gia nhập TPP.
3.TPP là một thoả thuận thương mại tự do giữa 2 trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhật Bản và Hoa Kỳ trước đây chưa bao giờ ký một thoả thuận thương mại tự do nào. Nhưng khi Nhật Bản gia nhập vòng đàm phán TPP vào năm 2013 thì đã thúc đẩy những cuộc thảo luận riêng rẽ về tất cả các chủ đề từ buôn bán ô tô cho đến thịt bò, gạo và thịt lợn.
Kết quả của việc đàm phán này mặc nhiên sẽ là thoả thuận của 2 trong số 3 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và qua thời gian, sẽ tạo điều kiện để dỡ bỏ hàng rào thương mại giữa 2 quốc gia.
Thoả thuận này cũng giúp cho việc tích hợp nền kinh tế và chuỗi cung ứng của Nhật Bản với nền kinh tế của các quốc gia Bắc Mỹ.
Một trong những “khúc xương xẩu” nhất gây ra sự căng thẳng trong quá trình đàm phán đã được thông qua đó là quy định về tỷ lệ nội địa hoá dành cho xe hơi và phụ tùng xe hơi.
Những nhà sản xuất xe hơi tại Canada và Mexico, được hưởng lợi trên dưới 20 năm từ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ, chống lại các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, mặc dù đã có sự hiện diễn tại thị trường Bắc Mỹ những vẫn còn chuỗi cung ứng từ các quốc gia không phải TPP như Trung Quốc và Thái Lan
4.TPP cũng là một thoả thuận then chốt cho Shinzo Abe, thủ tướng Nhật Bản.
Để thúc đẩy và đảm bảo cho việc đàm phán TPP, ông Abe đã phải chống lại các nhóm lợi ích trong nền chính trị Nhật Bản, bao gồm cả những nhóm vận động về nông nghiệp. Ông Abe đã phản bác lại các nhóm lợi íchrằng TPP sẽ giúp Nhật Bản tiến hành các cải cách cơ cấu cần thiết để giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Điều này chắc chắn Nhật Bản đang cần và tìm kiếm, tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản chỉ tăng 1.2% trong quý 2 của năm nay và các dự báo cho thấy quý 3 cũng sẽ không cải thiện nhiều, điều này có thể đẩy Nhật Bản vào vòng suy thoái.
5.TPP là đề tài tranh cãi trong nhiều quốc gia thành viên.
Trong chiến dịch tranh cử tại Canada, quá trình đàm phán TPP là một trong những chủ đề của các cuộc tranh luận về kinh tế.Ứng cử viên Tom Mulcair, lãnh tụ của Đảng Tân Dân chủ, thề sẽ từ bỏ TPP nếu đảng của ông thắng vào ngày 19 tháng 10.
Ông ta phát biểu: “Đảng Tân Dân Chủ (NDP) sẽ thành lập chính phủ vào ngày 19 tháng 10, chúng ta sẽ không bị ràng buộc bởi những thoả thuận bí mật mà thủ tướng Stephen Harper đã thoả thuận”
Nhưng Canada không phải là nơi duy nhất mà TPP kích động sự tranh cãi.
Tại Hoa Kỳ, Úc và các quốc gia khác những người phản đối đã nêu ra một điều khoản mà cho phép các tập đoàn nước ngoài tiến hành khởi kiện những quyết định của các chính phủ trước một trọng tài quốc tế. Tại Úc, vấn đề này đặc biệt nhạy cảm vì gã khổng lồ trong ngành thuốc lá là Philip Morris đã có một vụ kiện chống lại chính phủ dựa trên một Hiệp định đầu tư tại Hồng Kong về những giải thích không thoả đáng của Canberra về việc đóng gói sản phẩm.
Hoa Kỳ đã đồng ý loại bỏ thuốc lá và những quy định liên quan tới sức khoẻ cộng đồng ra khỏi hệ thống giải quyết tranh chấp về đầu tư của TPP.Nhưng đây không phải là những tranh cãi duy nhất.
6. TPP đang đùa cợt với vấn đề thao túng tiền tệ.
Trong số những vấn đề nảy sinh những tranh cãi nhất tại Hoa Kỳ đó là vấn đề tiền tệ và sự phá giá để cạnh tranh.
Với sự coi chừng về một đồng Yên yếu và sự cạnh tranh từ Tokyo và những quốc gia khác, ngành công nghiệp ô tô và những người ủng hộ tại thượng viện đang ra sức thúc đẩy cho TPP bao gồm việc cấm thao túng tiền tệ.
Điều này không xảy ra một cách chính thức trong đàm phán TPP. Nhưng theo những nguồn tin thâncận củacác bộ trưởng tài chính và của thống đốc ngân hàng trung ương từ các quốc gia TPP, thì họ đã đồng ý không dùng việc phá giá đồng tiền để làm lợi cho những nhà xuất khẩu.
Tất cả các thành viên của IMF và nhiều quốc gia thuộc G20 đã có những quy định riêng về việc thao túng tiền tệ. Nhưng theo những người thân cận trong qúa trình đàm phán thì nhấn mạnh rằng đây là một tiêu chuẩn cao hơn và cần những tham vấn tách biệt và độc lập.
Không một quốc gia nào trong TPP sẵn sàng thực hiện những cam kết này
7. TPP tạo ra những tiêu chuẩn mới về môi trường và lao động trong các thoả thuận thương mại.
Từ năm 2007, Hoa Kỳ đã yêu cầu thêm vào quá trình thảo luận những tiêu chuẩn về môi trường và lao động trong hoạt động đàm phán hiệp định thương mại. Nhưng chỉ có TPP, lần đầu tiên đưa những cam kết này vào thực thi và có thể sẽ áp dụng các chế tài thương mại nếu các quốc gia không tuân thủ.
Rất nhiều nhà hoạt động môi trường vẫn còn hoài nghi nhưng Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng TPP sẽ giúp giảm thiểu việc buôn lậu những loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng và chống việc đánh bắt cá quá mức tại các quốc gia trong TPP.Nếu các quốc gia không tôn trọng những cam kết của họ Washington sẽ sử dụng những chế tài.
Những quy định mới về lao động trong TPP cũng tạo ra những thay đổi lớn trong thực tiễn tại các quốc gia như Malaysia và Việt Nam.
Để tham gia hiệp định, những quốc gia này phải chứng minh là họ tôn trọng các tiêu chuẩn của tổ chức lao động quốc tế.
Các quốc gia TPP cũng được yêu cầu đưa ra mức lương tối thiểu. Các quốc gia cũng phải ra các lệnh cấm lao động cưỡng bức cũng như ông chủ cầm giữ hộ chiếu của người lao động và tính những lệ phí tuyển dụng mà có thể đẩy người công nhân vào những khoản nợ.
Tại Việt Nam, chính phủ phải cho phép quyền tự dọ lớn hơn cho người lao động lập tổ chức công đoàn và cho phép tạo ra một sự đối trọng với công đoàn hiện nay.
Để lại một bình luận