Tư vấn thủ tục của dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm
Nhãn hiệu là những dấu hiệu của một doanh nghiệp dùng để phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hàng hóa của mình với dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.
Đăng ký bản quyền nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa là bảo vệ tài sản trí tuệ của mình để tránh bị hàng giả hàng nhái và được pháp luật bảo hộ đôc quyền.
Hồ sơ đăng ký độc quyền sản phẩm
- Tờ khai (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký
- 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu sản phẩm phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
- Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (đối với Người nộp đơn là người nước ngoài)
- Giấy uỷ quyền (Gửi lại sau khi nhận được yêu cầu).
- Chứng từ nộp lệ phí.
- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận
- Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Thời gian thực hiện dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm
Thời gian thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu
- Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 12 tháng, tuy nhiên, thời gian thực tế có thể kéo dài đến 16 tháng.
- Thời gian đối với đăng ký độc quyền nhãn hiệu:
+ Thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng từ ngày nhận đơn.
+ Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
+ Thẩm định nội dung đơn: 08 – 12 tháng kể từ ngày công bố.
Lưu ý: Tuy thời gian thực hiện thủ tục kéo dài, nếu đơn không đáp ứng các đủ điều kiện thì cũng sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Công việc và chi phí khi dùng dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm
Trong trường hợp SB Law được Quý Công ty ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của Quý Công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:
- Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn, làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Quý Công ty) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
- Thông báo về việc nộp đơn với Quý Công ty ngay sau khi nộp đơn;
- Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Quý Công ty;
- Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
- Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
- Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Quý Công ty cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm;
- Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)