Quyền tác giả là quyền pháp lý mà người sáng tác được đặc quyền sở hữu và kiểm soát việc sử dụng, sao chép, và phân phối tác phẩm của mình. Đây là quyền lợi giúp bảo vệ sáng tạo và độc đáo của tác phẩm, đồng thời khuyến khích người sáng tác bằng cách cung cấp một cơ hội công bằng cho họ nhận được đền bù và động viên tinh thần từ sự sáng tạo của mình. Cùng SBLAW tìm hiểu Quyền tác giả là gì? Bảo hộ quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả có nghĩa là cá nhân, tập thể hay tổ chức, doanh nghiệp sở hữu một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, mỹ thuật ứng dụng,…do chính mình sáng tạo ra hay sở hữu và được pháp luật và xã hội công nhận.
Các loại quyền tác giả
Quyền tác giả đối với một tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm;
- Quyền sử dụng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được đề cập tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố hoặc sử dụng;
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Quyền bảo vệ tính nguyên vẹn của tác phẩm, từ chối sửa chữa, cắt xén hoặc biến đổi tác phẩm dưới mọi hình thức có thể gây tổn thương đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau:
- Quyền tạo ra các tác phẩm phái sinh;
- Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Quyền sao chép tác phẩm;
- Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm;
- Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống, mạng lưới, hoặc bất kỳ phương tiện công nghệ nào khác;
- Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm điện ảnh hoặc chương trình máy tính.
(Tham khảo Điều 19 và Điều 20 trong Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, được sửa đổi và bổ sung vào các năm 2009 và 2019)
Tại sao phải bảo hộ bản quyền tác giả
Việc bảo hộ bản quyền tác giả đồng nghĩa với sản phẩm thuộc sở hữu của bạn sẽ được Pháp luật bảo hộ. Khi đó, bạn sẽ được đảm bảo cho người sáng tạo ra không bị sử dụng trái phép tác phẩm như ăn trộm, sao chép, lạm dụng.
Khi bạn đăng ký bản quyền tác giả đồng nghĩa với bạn đã được chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, là phần thưởng xứng đáng nhất cho người sáng tạo.
Tham khảo thêm >> Đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Điều kiện bảo hộ bản quyền tác giả
Ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hóa trên một loại vật chất cố định.
Tác phẩm phải do chính tác giả sáng tạo, không sao chép hay bắt chước tác phẩm khác.
Đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm khác được thể hiện dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết trình;
- Tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
- Bản đồ, họa đồ, sơ đồ, bản vẽ địa hình, công trình khoa học.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
a) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
b) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
c) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
d) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả
Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm tính từ ngày công bố đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm kể từ khi tác phẩm điện ảnh, sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn tính từ khi tác phẩm được định hình.
Đối với những loại hình tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết, nếu có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả.
Trên đây là những thông tin quan trọng về Quyền tác giả là gì? Bảo hộ bản quyền tác giả là gì? Hi vọng các thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về bảo hộ quyền tác giả vui lòng liên hệ ngay SBLAW để nhận được tư vấn chi tiết nhất